Cách người Nhật xưa dùng bàn sưởi qua tranh Ukiyo-e

Kotatsu từ xưa đã gắn bó với đời sống của người Nhật, ngay cả những chú mèo cũng không thể rời xa chiếc bàn sưởi trong những ngày lạnh giá.

Khi mùa đông ghé đến xứ sở Phù Tang, các gia đình Nhật Bản lại bắt đầu sử dụng Kotatsu, chiếc bàn sưởi thấp có một lò sưởi bằng than dưới mặt bàn (ngày nay thường là lò sưởi điện) và một tấm mền bông hoặc đệm Futon phủ bên trên để ngăn nhiệt từ lò sưởi thoát ra ngoài.

Kotatsu thời xưa sử dụng lò sưởi bằng than củi thay vì máy sưởi điện như hiện nay. Ảnh: spoon-tamago.com

Khác với các nước phương Tây, vào mùa đông, đa số người Nhật không sử dụng hệ thống sưởi trung tâm cho toàn bộ ngôi nhà mà chỉ tập trung vào một số khu vực nhất định như phòng khách hoặc sàn nhà. Một vật dụng đáng yêu, gần gũi được nhiều gia đình Nhật ưa chuộng chính là bàn sưởi Kotatsu. Hình ảnh chiếc bàn sưởi đặt bên trong căn phòng truyền thống Nhật với chiếu Tatami, cửa giấy lùa Shoji, ngoài trời tuyết rơi trắng xóa là một trong những hình ảnh đặc trưng nhất của mùa đông Nhật Bản.

Bức “Tháng 1” trích từ tập sách tranh “Bốn mùa hoa” năm 1801 của họa sĩ Kitagawa Utamaro. 

Kotatsu đã có mặt tại Nhật Bản từ hàng trăm năm nay, trước khi điện được con người khai thác để sử dụng trong gia đình. Lịch sử lâu đời của Kotatsu đã được người Nhật thời xưa ghi lại qua các bản in khắc gỗ Ukiyo-e vào khoảng giữa thế kỷ 17, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Tưởng niệm Ukiyo-e Ota.

Dưới đây là loạt tranh mô tả những việc mà các thành viên trong gia đình và cả những chú mèo sẽ làm bên cạnh một chiếc bàn sưởi Kotatsu vào thời xưa!

Cùng chơi dây. Bức “Ayatori” (1765), Suzuki Harunobu.

Đọc sách và uống trà. Bức “Hoa thủy tiên” (1769), Suzuki Harunobu.

Ăn đồ nướng vào mùa đông là tuyệt vời nhất phải không? Trích từ tập tranh “100 người đẹp tại những địa danh nổi tiếng ở Edo” (1857), Utagawa Unisada.

Ôm mèo và không làm gì cả. Trích từ tập tranh “Phụ nữ cùng những giai điệu thanh lịch” (1823), Utagawa Kunisada.
Vẫn ôm mèo, và đọc sách. Trích từ tập tranh “32 khía cạnh của trang phục” (1888), Tsukioka Yoshitoshi.

Nguồn: kilala.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *